Hướng dẫn vận hành và quản lý website bán hàng hiệu quả

Bạn là một doanh nghiệp trẻ mới khởi nghiệp và xây dựng một website để quảng bá sản phẩm, nhưng lại chưa biết cách để quản trị và vận hành trang web. Bài viết dưới đây, Thủy Thủ sẽ hướng dẫn bạn cách vận hành và quản lý website bán hàng hiệu quả.

Quản lý website bán hàng

1. Quản trị hay quản lý website là gì?

Trước khi biết cách vận hành một website, bạn phải biết cách quản lý trang web của mình. Vậy quản trị website là gì?

Quản trị website là công việc mà các doanh nghiệp, cá nhân trực tiếp thực hành: hoàn thiện nội dung, tối ưu và quảng bá website nhằm đảm bảo trang web được vận hành một cách ổn định, đem lại những trải nghiệm hoàn hảo cho người dùng.

1.1 Các công việc của quản trị website: 

Sau khi xây dựng một website đã có giao diện, việc bạn cần làm là:

  • Hoàn thiện nội dung website: Để website hiển thị đầy đủ các nội dung mô tả sản phẩm mà doanh nghiệp bạn đang sở hữu, việc hoàn thiện nội dung là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nội dung website bao gồm: content, hình ảnh, logo, banner,…
  • Tối ưu website: Một trang web của bạn sẽ không được người dùng chú ý nếu như các nhà quản trị lãng quên tối ưu website. Việc tối ưu website phải thường xuyên cập nhật các chỉ số mới nhất như: theo dõi traffic, đánh giá SEO, sửa code, ….như vậy giúp trang web của bạn của bạn được đánh giá cao, tăng thứ hạng xếp hạng trên Google.
  • Thường xuyên cập nhật nội dung cho website: Việc cập nhật nội dung cho trang web của bạn sẽ hiển thị rằng website của bạn là một web sống. Hơn thế nữa, việc làm này giúp người dùng tiếp cận trang web thường xuyên, nâng cao thứ hạng website của bạn.
  • Kiểm tra lỗi website: Việc phát hiện và sửa chữa các lỗi như: tốc độ tải trang, link liên kết bị lỗi, 404 not found ,…kịp thời sẽ giúp trang web của bạn ổn định và duy trì vị trí tốt trên bảng xếp hạng. Vì không một người dùng nào cảm thấy dễ chịu khi truy cập vào trang web có lỗi. Vậy nên, đây cũng là một công việc quan trọng của quản trị website.
  • Quảng bá website: Quản trị website ngoài xây dựng và định hướng trang web còn phải quảng bá web của mình trên các diễn đàn, trang trình duyệt để doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận gần hơn với người dùng.

1.2 Quản lý website có quan trọng?

Câu trả lời chắc chắn là có. Bởi website là nơi giao thương, tiếp cận nhanh nhất giữa các doanh nghiệp với người dùng. Việc quản lý website tốt đồng nghĩa với việc trang web của bạn thu hút lượng người truy cập nhiều, giúp website phổ biến rộng rãi trên Internet.

Hướng dẫn quản lý website bán hàng

Vì vậy, việc sáng tạo, cập nhật nội dung thường xuyên, tối ưu hóa bài viết, hình ảnh sẽ giúp cho website của bạn tăng thứ hạng và đem lại một chiến lược marketing đầy tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn.

2. 7 Cách vận hành website bán hàng hiệu quả

Vận hành website bán hàng có khó không? Là câu hỏi mà Thủy thủ nhận được sự quan tâm nhiều nhất từ các doanh nghiệp. Do đó, để các nhà quản trị dễ hình dung và định hướng đúng cho website của mình, dưới đây sẽ là 7 cách vận hành website bán hàng hiệu quả dành cho bạn.  

2.1. Lựa chọn các đơn vị thiết kế website uy tín

Công việc đầu tiên khi muốn vận hành được website bán hàng chính là xây dựng một trang web có thương hiệu và dấu ấn riêng.

Một website hiện đại, chuyên nghiệp phải đáp ứng được các tiêu chí như:

  • Giao diện đẹp, bắt mắt, bố cục rõ ràng, phù hợp với từng ngành nghề và đối tượng mà sản phẩm của website hướng đến.
  • Tốc độ xử lý nhanh, cho phép các quản trị website được phép: Đăng sản phẩm, xử lý đơn hàng, liên hệ với người mua nhanh chóng. Trải nghiệm người dùng tốt, cho phép đặt đơn online, hỗ trợ trực tiếp bằng các lệnh trên website,….
  • Tương thích tốt với mọi trình duyệt hiện nay: người dùng có thể dễ dàng truy cập website ở bất cứ trình duyệt nào nâng cao tính chuyên nghiệp và trải nghiệm tốt hơn cho người sử dụng.
  • Website được hỗ trợ bởi thuật toán Mobile Friendly: Website hiển thị tốt khi khách hàng truy cập vào PC hay thiết bị di động, ipad, tablet,…mà không gặp vấn đề hiển thị nội dung, chức năng thiếu hoặc bị thay đổi khi sử dụng.
  • Đặc biệt, được hỗ trợ tối ưu SEO, khi khách hàng tìm kiếm từ khóa, link liên kết dễ dàng truy cập vào được website chính, nâng cao được thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm Google, Bing, CocCoc,….

Ngày nay, có rất nhiều các Agency thiết kế website trên thị trường. Một số các đơn vị nổi tiếng trong ngành như: Thủy Thủ, Cánh cam, Expro,… Tùy vào điều kiện tài chính, nhu cầu của doanh nghiệp mà bạn nên cân nhắc chọn cho mình một địa chỉ đáng tin cậy để xây dựng website theo phong cách riêng.

Cách quản lý website bán hàng

Thủy thủ – Đơn vị thiết kế Website hàng đầu tại Tp Hồ Chí Minh

2. Xây dựng nội dung website.

Ngày nay, việc tìm kiếm thông tin, mua bán, trao đổi được diễn ra trên Internet càng phổ biến hơn. Do đó việc xây dựng nội dung Website chính là việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp trên thị trường và là một trong những phương pháp vận hành website bán hàng quan trọng nhất. Như đã đề cập ở phần quản trị website, việc xây dựng nội dung web bao gồm:

  • Xây dựng Logo, Slogan (khẩu hiệu), giới thiệu hồ sơ năng lực công ty, vị trí, liên hệ, giới thiệu website,…
  • Hoàn chỉnh về sản phẩm. Đây là bước xây dựng nội dung quan trọng nhất. Vì vậy việc lựa chọn hình ảnh, nội dung mô tả, video giới thiệu phải thu hút, đảm bảo đầy đủ về đặc trưng sản phẩm.

Cách vận hành website bán hàng

Thiết lập banner cho website

  • Cập nhật những bài viết về các chương trình giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi, ứng dụng sản phẩm,…. để tăng sự thu hút với khách hàng khi truy cập vào website.

3. Thêm cổng thanh toán trực tuyến vào website

Vận hành một website bán hàng tốt là làm tối giản các bước thanh toán mà khách hàng không cần phải trực tiếp giao dịch. Việc này cũng làm giảm thiểu mối lo ngại các đơn hàng rác cho doanh nghiệp. Tạo nên sự chuyên nghiệp, thái độ phục vụ tốt của doanh nghiệp đối với người dùng.

Ngày nay việc sử dụng các phương thức thanh toán trực tiếp cũng trở nên đa dạng và đơn giản hơn. Website của bạn có thể liên kết với các cổng thanh toán: thông qua các ngân hàng hiện hữu, ứng dụng MOMO, Onepay, VNpay,…

( Lưu ý: Khi chọn các cổng thanh toán trực tuyến bạn nên hợp tác với các địa chỉ uy tín và nên tham khảo trước các mức biểu phí cũng như độ phổ biến rộng rãi của chúng trên thị trường hiện nay).

4. Hiện thi trải nghiệm người dùng giúp tăng sự tin tưởng với khách hàng

Một trong những cách thức vận hành website bán hàng trở nên thu hút người dùng chính là hiện thị trải nghiệm của khách hàng. Website của bạn nên có những bản đánh giá ngắn của người dùng từng sử dụng sản phẩm, thái độ chăm sóc khách hàng của nhân viên, các vấn đề khác,… Việc này tạo thêm tin tưởng từ phía khách hàng khi đang cân nhắc đến sản phẩm của bạn.

Vận hành website bán hàng

Trải nghiệm khách hàng ở một website giáo dục

Đặc biệt các quản trị website có thể quản lý các trải nghiệm này. Và lựa chọn những đánh giá phù hợp, tích cực đưa lên website.  

5. Quảng bá website

Quảng bá website là bước không thể thiếu khi vận hành website. Trang web của bạn có được nhiều người biết đến? Hay website của bạn tiếp cận người dùng qua kênh thông tin nào? Đây chính là một bước đệm giúp web của bạn giữ được vị trí hàng đầu trên các kênh trình duyệt.

Quảng bá website bằng cách:

  • Chia sẽ website lên social media: Facebook, Instagram, Twitter, Youtube (xây dựng video giới thiệu sản phẩm, công ty,…)

Hướng dẫn vận hành website bán hàng

Quảng bá website trên kênh Facebook

  • Xây dựng các website con, phụ, trỏ liên kết về website chính
  • Viết bài viết trên các diễn đàn, blog. Chèn liên kết trong bài viết trỏ về website.
  • Xây dựng các vệ tính blog: WordPress, Blogspot….
  • Viết các bài viết giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn sử dụng,… chuẩn SEO để khách hàng tìm kiếm từ khóa sẽ trỏ về website.
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ SEO website: Webmaster Tools của Google và Bing.

6. Xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng.

Xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng là bước vô cùng thiết yếu khi vận hành một website bán hàng. Không chỉ dừng lại ở việc bản sản phẩm, việc chăm sóc, bảo trì sản phẩm cho khách hàng là điểm quan trọng đối với một doanh nghiệp. Việc làm này sẽ làm người dùng hài lòng và sẽ quay lại trong thời gian tới.  

Kết hợp Zalo và chatbox trên website 

 – Xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng đa kênh Zalo, Facebook, Whatsapp, Line, Viber, Skype và tích hợp cả chatbox ngay trên website sẽ làm tăng tính chuyên nghiệp, phù hợp với mọi ứng dụng trò chuyện của nhiều khách hàng.

7. Theo dõi và phân tích các khách hàng trong quá khứ.

Việc theo dõi và phân tích các khách hàng trong quá khứ giúp bạn hoạch định một kế hoạch kinh doanh trong tương lai. Tìm ra được những ưu khuyết điểm của mình, qua đó xây dựng website hoàn chỉnh hơn. Bạn có thể sử dụng công cụ Google Analytics để có bản báo cáo hoàn chỉnh lượng khách truy cập, thời gian người dùng lưu lại khi truy cập vào website trong thời gian vừa qua.

Công cụ quản lý website bán hàng

Công cụ Google Analytics phân tích chỉ số về người dùng

Trên đây Thủy Thủ đã giới thiệu cho bạn quản lý trang web và 7 cách vận hành website hiệu quả. Mong rằng, sau bài viết này, bạn có thể bỏ túi tip những kinh nghiệm trên cho việc xây dựng và định hướng website của mình.

Chúc các bạn thành công!

Xin chào, tôi cần thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp hiệu quả?

Thuỷ Thủ chào anh/chị. A/C vui lòng để lại thông tin, các bạn tư vấn viên sẽ trực tiếp liên hệ để lắng nghe yêu cầu, tư vấn giải pháp và báo giá chính xác. Thuỷ Thủ xin cảm ơn.