Tận dụng “trợ thủ đắc lực” của mobile, 6 chiến dịch marketing trở nên tỏa sáng hơn bao giờ hết!

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ số trong thời đại hiện nay, thiết bị mobile không chỉ là phương tiện nghe gọi thông thường mà còn trở thành “cánh tay đắc lực” của các chiến dịch marketing. Việc tận dụng phương tiện đa năng này có thể giúp các marketer xây dựng … Read moreTận dụng “trợ thủ đắc lực” của mobile, 6 chiến dịch marketing trở nên tỏa sáng hơn bao giờ hết!

10 cách viết tiêu đề nổi bật giúp người đọc “say mê không lối thoát”

Tiêu đề là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến lưu lượng người đọc truy cập vào bài viết. Chính vì vậy, viết tiêu đề nổi bật, thu hút thị hiếu sẽ giúp bài viết của bạn ấn tượng và độc đáo hơn. Đọc ngay bài viết này để có thêm những … Read more10 cách viết tiêu đề nổi bật giúp người đọc “say mê không lối thoát”

SEO là gì? Tại sao doanh nghiệp cần SEO?

Nếu bạn đã từng làm về website thì chắc hẳn thuật ngữ SEO không còn xa lạ nữa. Để tăng tính cạnh tranh và giúp Website của bạn có một vị trí tốt trên bảng tìm kiếm thì SEO là yếu tố quan trọng giúp bạn cải thiện các chỉ số mà Google đề ra. Vậy SEO là gì? Tại sao doanh nghiệp cần SEO?

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về SEO và hoạch định được chiến lược cụ thể cho website của mình.

1. SEO là gì?

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization là một quy trình nâng cao thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm giúp người dùng có thể tìm thấy trang web dễ dàng hơn trên bảng kết quả tìm kiếm.(Thông thường là Google).
Website có chiến lược SEO tốt sẽ đạt được các thứ hạng phổ biến trên trang tìm kiếm được gọi là TOP 1 đến TOP 10 và hiển thị ngay khi người dùng search từ khóa tìm kiếm.
Ngày nay, Internet trở thành một công cụ không thể thiếu khi tìm kiếm thông tin, mua hàng hóa online,…. SEO sẽ giúp website hiểu thêm về các chỉ số đo lường, phân tích từ những trải nghiệm người dùng, giúp Website nhanh chóng đạt được thứ hạng cao.
Để tối ưu hóa SEO hiệu quả nhất, quản trị Website phải đặc biệt lưu ý đến 2 thành phần: SEO onpage và SEO offpage.

1.1 SEO onpage là gì?

Là công cụ tối ưu hóa những gì hiển thị trên trang web như meta, content, heading, hình ảnh,… SEO onpage giúp Website của bạn tăng thứ hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm nhanh hơn và chuẩn xác hơn.
Để cải thiện khả năng hiển thị, SEO onpage thường đề cập đến các hoạt động trên một trang web. Có nghĩa là để cải thiện khả năng truy cập, trải nghiệm của người dùng tốt hơn, các quản trị web phải tối ưu hóa trang web và nội dung trên website.

SEO onpage sẽ bao gồm một số hoạt động chính:

  • Phân tích từ khóa: Nghiên cứu, phân tích từ khóa và tần suất sử dụng bởi các khách hàng khi tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ SEO sẽ giúp doanh nghiệp, cá nhân chủ của website hiểu ý người dùng hơn và tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh hơn.
  • Kiểm toán kỹ thuật: Một trong những hoạt động cần thiết để SEO Onpage đạt hiệu quả tốt nhất chính là đảm bảo trang web của bạn được thu thập và lập chỉ mục rõ ràng, không có lỗi hoặc rào cản kinh nghiệm người dùng.
  • Tối ưu hóa tại chỗ: Cải thiện điều hướng nội bộ, căn chỉnh trên trang, cấu trúc trang web, và mức độ phù hợp nội dung để giúp ưu tiên các khu vực chính và nhắm mục tiêu cụm từ tìm kiếm có liên quan.
  • Trải nghiệm người dùng được đảm bảo: Nội dung hiển thị phải đảm bảo tính chuyên môn, sự tin cậy, không rườm rà, sử dụng đơn giản sẽ mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng khi sử dụng website của bạn.

1.2 SEO offpage là gì?

Khác với SEO onpage, SEO offpage là phương pháp tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website. Các nhà quản trị web sẽ quan tâm đến: link building, social media, social media bookmarking, … nhằm mục đích tăng số lượng liên kết có uy tín từ các trang web khác. Điều này sẽ giúp trang web của bạn tăng uy tín từ những bài viết, tương tác của người dùng trên social.

Ví dụ một số hình thức SEO Offpage phổ biến:

  • Xây dựng Backlinks tại các trang có độ uy tín cao. Có thể trong bài viết hay footer với một mức giá nhất định.
  • Xây dựng Sites để chạy backlinks
  • Sử dụng mạng xã hội để đi backlinks
  • Việc xây dựng SEO Offpage có thể đưa người dùng trỏ về website thông qua backlinks. Và một điều chính xác rằng, đi backlinks có thể tăng độ tin tưởng cao cho website của bạn.

2. Các loại hình SEO phổ biến

Hiện nay, các loại hình SEO phổ biến, được các quản trị web quan tâm là:

  • SEO từ khóa: tập trung tối ưu hóa từ khóa để tăng thứ hạng tìm kiếm trên trang kết quả như Google.
  • SEO Social: kết hợp marketing trên Facebook hay Instagram, Tik Tok,… với SEO Google để góp phần nâng cao thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm tự nhiên.
  • SEO ảnh: tối ưu hoá dung lượng, chất liệu, khung hình giúp hình ảnh sản phẩm, hình ảnh website xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm hình ảnh khác.
  • SEO App: App của bạn sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm mobile.
  • SEO Local: thu hút khách hàng tiềm năng ghé đến cửa hàng bằng hình thức này.

3. Tại sao doanh nghiệp cần SEO?

Tại sao ngày nay, các doanh nghiệp lại chú trọng đến SEO Website, và nó giúp ích gì cho doanh nghiệp? Phần 3 này Thủy Thủ sẽ chỉ ra cho bạn các lợi ích mà SEO đem tới.

3.1 Tăng lượng khách hàng tiềm năng

Một trong những lợi ích mà SEO đến lại cho doanh nghiệp của bạn chính là tăng lượng khách hàng tiềm năng. Quá trình tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ trên Internet diễn ra hằng ngày, việc sử dụng SEO sẽ giúp từ khóa liên quan đến website của bạn hiển thị đầu tiên, thu hút thị hiếu của người dùng. Thêm vào đó chất lượng dịch vụ, trải nghiệm người dùng tốt sẽ giúp bạn giữ chân một lượng lớn khách hàng trong tương lai gần.

3.2 SEO giúp gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu

Nếu như 10 năm trước, doanh nghiệp của bạn cần có một vị trí đắc địa ngay trung tâm, là khu mua sắm sầm uất để thu hút khách hàng thì nay sử dụng SEO cho website cũng là một chiến lược marketing tuyệt vời giúp gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Việc website của bạn nằm ở vị trí TOP 1 trên bảng tìm kiếm đồng nghĩa với việc bạn đã một vị trí đẹp và thu hút những vị khách hàng đang quan tâm. Đánh vào tâm lý khách hàng, khi họ cần bạn luôn sẵn sàng phục vụ.

3.3 SEO hỗ trợ tối ưu chi phí tiếp cận khách hàng

So với việc bạn phải bỏ ra một khoản chi phí đắt đỏ cho PR, quảng cáo trên Internet, Social, thì việc xây dựng SEO tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí rất nhiều. Khi từ khóa tìm kiếm, website của bạn xuất hiện trên trang tìm kiếm sẽ giúp bạn có hàng ngàn lượt truy cập một ngày giúp bạn tiếp cận khách hàng nhanh hơn, dễ dàng hơn.

3.4 SEO giúp bạn hiểu khách hàng hơn

Có thể nói, SEO thực sự là một công cụ hoàn hảo giúp bạn nắm bắt được mong muốn của khách hàng. Tất cả các viện trên đều có chung mục đích là cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng. Vậy SEO sẽ chỉ ra cho bạn những thông số về hành vi, mong muốn của khách hàng để qua đó bạn có cập nhật, sáng tạo ra những nội dung chất lượng, đánh vào tâm lý của khách hàng.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn cũng giống như Thủy Thủ thấy được rằng, website của mình sẽ không thành công khi thiếu SEO. Doanh nghiệp rất cần có SEO và nghiên cứu chúng một cách hợp lý, toàn diện. Mong rằng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp website của bạn sớm có một vị trí thứ hạng cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm.
Chúc các bạn thành công!

Phân biệt 3 thuật ngữ: Hosting, Domain, Source Code dễ hiểu và đơn giản

Đối với dân thiết kế, xây dựng website thì 3 thuật ngữ Hosting, Domain, Source Code thường xuyên sử dụng và không còn xa lạ. Thế nhưng đối với người mới bắt đầu hoặc khách hàng chưa biết rõ về ngành xây dựng website, chúng là những thuật ngữ vô cùng mới lạ và khó … Read morePhân biệt 3 thuật ngữ: Hosting, Domain, Source Code dễ hiểu và đơn giản

CDN là gì? Lợi ích và cách sử dụng hiệu quả

Làm sao để giúp người dùng Internet truy cập nhanh vào dữ liệu máy chủ web gần họ nhất mà không cần phải truy cập vào trung tâm dữ liệu? Để giải đáp thắc mắc trên, hãy đọc ngay bài viết này của Thủy Thủ đề hiểu công nghệ CDN là gì? Lợi ích và … Read moreCDN là gì? Lợi ích và cách sử dụng hiệu quả

Ngành thương mại điện tử tháng 10/2022 có gì nổi bật?

Thị trường ngành thương mại điện tử tháng 10 năm 2022 có những biến động gì nổi bật? Liệu những số liệu đó có giúp cho các marketer đánh giá giá toàn cảnh thị trường và đưa ra được chiến lược cho chính ngành nghề của mình? Hãy cùng Thuỷ Thủ chiêm nghiệm bản tin thị trường ngành thương mại điện tử tháng vừa qua của kênh Social Listening thực hiện bởi Reputa.

1. Các sàn thương mại điện tử nổi bật trong tháng

Dựa theo kết quả phân tích, tháng 9 đánh dấu vị trí đầu bảng vẫn thuộc về sàn thương mại điện tử shopee.

Top 5 sàn thương mại điện tử phổ biến

Shopee liên tục dẫn đầu bảng xếp hạng với điểm Total Score gấp 1,7 lần so với vị trí thứ 2 là Lazada.
Có thể thấy, sàn thương mại điện tử Shopee thu hút nhiều khách hàng tham gia với các chương trình Minigame “Gieo tương tác – Gặt Voucher” (2.531.564 lượt tương tác) và Minigame “Chỉ cần tương tác – Xu xịn để Shopee lo” (2.039.918 lượt tương tác).
Bên cạnh vị trí đầu bảng, một nhân tố cũng “làm nên chuyện” trong tháng vừa qua chính là sàn thương mại Lazada. Với các chương trình nổi bật như Minigame “Tương tác siêu đỉnh, được tặng luôn iphone 12” (2.687.679 lượt tương tác) và Minigame “Chốt 10 voucher, lên đỉnh tương tác” (1.202.083 lượt tương tác).
Nhà Sendo cũng ghi tên mình vào danh sách sàn thương mại điện tử nổi bật trong tháng, ghi nhận của bản báo cáo, Sendo tăng 5 hạng so với tháng 8/2022 và đang giữ ở vị trí thứ 5.
Không thể bỏ qua cái tên Tiki khi trong tháng, Tiki cũng có các chương trình nổi bật như Minigame “Thời tới rồi, rinh quà Minigame thôi” (9.139 lượt tương tác).

2. Bảng xếp hạng thương mại điện tử ngành Giao thông vận tải

Đến với bảng xếp hạng sàn thương mại điện tử ngành Giao thông vận tải, Grab tiếp tục dẫn đầu với Total Score tăng 115,9% so với tháng trước, thông qua những hoạt động khuyến mãi sôi nổi như “GrabExpress giao nhanh giá rẻ với mã ĐỒNG GIÁ SHIP 14.000Đ” (hơn 46.000 lượt tương tác).

Top 5 sàn TMĐT ngành giao thông vận tải

Đặc biệt, trong tháng vừa qua bảng xếp hạng cũng có nhiều thay đổi nổi bật như Vinasun tăng 5 hạng và đang giữ ở vị trí thứ 4.
Với Total Score tăng vượt bậc, Shopee Food tăng 4 hạng và vươn lên vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng trong tháng này với những mini game nhận về lượt tương tác khủng như “Kể tên thương hiệu – Fresh tặng voucher 1 triệu” (hơn 276.000 lượt tương tác).

Top 5 sàn TMĐT ngành giao nhận thực phẩm & đồ uống

Chạy đua với Shopee Food, Gofood cũng là thành viên hoạt động sôi nổi trên bảng xếp hạng khi tăng lên 3 hạng và đang nằm trong top 3 của bảng xếp hạng.

3. Bảng xếp hạng công ty thương mại điện tử

Trong mục bảng xếp hạng công ty thương mại điện tử Reputa ghi nhận Điện máy xanh tiếp tục dẫn đầu với điểm Total Score tăng nhẹ 12,5%.Có thể thấy ở bảng xếp hạng các công ty thương mại điện tử đã có sự thay đổi về thứ hạng. Nổi bật nhất là Cellphone S tháng này giảm đi 4 hạng.

Top 10 công ty TMĐT theo mức độ phổ biến

4. Top 10 website có lượng truy cập nhiều nhất

Top 10 website TMĐT theo các chỉ số đo lường

Trong danh sách Top 10 website theo các chỉ số đo lường, Shopee VN tiếp tục dẫn đầu trong bảng xếp hạng Top 10 trang website có lượng truy cập nhiều nhất, với lượt truy cập vào tháng 9 lên đến 106.000.000 – gấp 1,7 lần Thế giới di động. Đứng thứ 3 là FPT Shop với 34.600.000 lượt truy cập. Trong khi đó, ở danh sách Top 10 website có lượng trang ghé thăm trung bình cao nhất của tháng 9, Shein tiếp tục chiếm giữ vị trí đầu tiên, kế đến là Shopee VN và Hoang Phuc International. Bên cạnh đó, FPT Shop là website có tỷ lệ thoát trang thấp nhất trong tháng.
Sự chuyển đổi cách thức bán hàng truyền thống của các nhà bán hàng, từ các cửa hàng, tiệm tạp hóa lên gian hàng trên sàn TMĐT, đánh dấu bước chuyển mình to lớn trên thị trường trong nước. Việc thay đổi cách thức này đã giúp hàng trăm ngàn cơ sở kinh doanh sống sót và phát triển trong thời kỳ COVID-19. Chính TMĐT đã giúp các doanh nghiệp bán lẻ có sự chuyển mình và ngày càng dẫn đầu thị trường.
Số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam trong năm 2022 có thể chạm ngưỡng 60 triệu người. Giá trị mua sắm trực tuyến của một người dùng sẽ tiếp tục tăng mạnh, dự báo đạt 260-285 USD/người trong năm nay. Có thể thấy, các nhà bán hàng trên sàn TMĐT đang là điểm tựa cho kinh tế số, tiêu dùng số tại Việt Nam.
Trên đây, Thuỷ Thủ vừa giới thiệu đến bạn sự thay đổi của ngành thương mại điện tử qua báo cáo của kênh Social Listening thực hiện bởi Reputa. Mong rằng với những chỉ số trên, các marketer có thể tìm cho mình những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất.

Bài viết tham khảo từ nguồn:Link tham khảo

Website bổ ích: Top 10 website giúp rút gọn link nhanh như chớp

Giúp đường link ngắn gọn, đơn giản và thẩm mỹ hơn, ngày nay các quản trị web lựa chọn hình thức rút gọn link để dễ dàng truy cập và chia sẻ tới mọi người một cách nhanh chóng. Không những thế, việc rút gọn đường link còn giúp bạn kiếm thêm nguồn thu cho website của mình.

Top 10 website rút gọn link nhanh như chớp

Vậy làm thế nào để rút gọn link mà vẫn giữ nguyên nội dung trong link? Hãy cùng Thủy Thủ khám phá Top 10 website giúp rút gọn link nhanh như chớp, giúp bạn sở hữu một đường link rút gọn trong tíc tắc.

1. Short link là gì ?

Short link là đường link sau khi đã được rút ngắn link gốc. Trong quá trình các nhà quản trị viết bài cho website và đi chia sẻ bài viết thì đường link đi chia sẻ sẽ rất dài và không được thẩm mỹ. Chính vì thế để trông đẹp mắt, gọn gàng và đơn giản, người ta hay thường rút gọn link. Sau khi rút gọn đường link sẽ được gọi là short link.

Rút gọn đường link giúp nâng cao trải nghiệm người dùng.

Việc quan trọng nhất trong việc rút gọn link không chỉ bởi tính thẩm mỹ mà nó mang lại mà còn là để đảm bảo cho link gốc được an toàn. Những năm gần đây, Google đánh giá rất cao những đường link được rút gọn. Và những website có những link đi chia sẻ được rút gọn sẽ an toàn hơn các link không được rút gọn.
Có thể thấy, việc rút gọn link sẽ đem đến những lợi ích vượt trội cho website của bạn. Chính vì vậy, hãy thực hiện chúng sau mỗi bài viết hoặc trước khi chia sẻ để bảo vệ đường link và đem đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

2. Top 10 website giúp rút gọn link nhanh như chớp

Để có những shortlink đẹp mắt và hiệu quả, ngày nay trên thị trường công nghệ có rất nhiều website giúp người dùng rút gọn link đơn giản, nhanh chóng chỉ trong tích tắc. Ở phần này Thủy Thủ sẽ giới thiệu đến bạn Top 10 website giúp rút gọn link nhanh như chớp.

Shortlink đem lại sự thẩm mỹ, đơn giản và an toàn cho đường link gốc.

2.1. Goo.gl

Xuất hiện đầu tiên trong bảng xếp hạng công cụ rút gọn link nổi bật chính là cái tên Goo.gl. Người dùng chỉ cần mất một vài giây để có ngay một link rút gọn với website. Đặc biệt chúng hoàn toàn miễn phí và bạn chỉ làm theo hướng dẫn dưới đây là có thể thu về 1 đường shortlink như mong đợi.
Cách thực hiện: Truy cập vào website: https://goo.gl/ rồi nhập đường dẫn cần rút gọn vào ô Simplify your links và cuối cùng nhấn nút Shorten URL.
Sau khi đã có link ngắn gọn, nhẹ nhàng bạn chỉ cần copy đường dẫn này để chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng mã QR code để chia sẻ với mọi người

2.2. Bit.ly

Thêm một gợi ý chất lượng cho bạn không thua kém gì Goo.gl chính là Bit.ly. Chắc hẳn bạn thường xuyên bắt gặp đường link Bit.ly này trên Facebook, Instagram, Tik Tok rồi phải không nào! Chính xác là các nhà bán hàng, người dùng đã xử dụng Bit.ly để rút gọn đường link của mình sao cho đẹp mắt và gọn gàng hơn.
Chính vì sự tiện lợi trong cách thực hiện mà ngày nay, dịch vụ rút gọn link này ngày càng được sử dụng nhiều và phát triển nhanh. Không chỉ đẹp, gọn, tiện lợi hơn link dài và phức tạp mà còn tránh khỏi những phiền phức từ quảng cáo.
Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng việc rút gọn link với mục đích công việc như share cho khách hàng phải thật chuyên nghiệp thì bạn nên đăng ký, tạo tài khoản Bit.ly để được hỗ trợ tốt hơn.

Cách thực hiện: truy cập vào website: bit.ly trên thanh address là bitly.com, nhập link cần rút ngắn vào ô được khoanh đỏ, rồi click SHORTEN

2.3. TinyURL

Một website sở hữu giao diện thân thiện với người dùng, giúp dễ dàng rút gọn đường link dài, phức tạp chính là TinyURL. Hơn thế, nó có thể chuyển đổi link URL dài thành link URL ngắn với tốc độ cực nhanh. Đặc biệt, nó hoàn toàn miễn phí và bạn khoogn cần đăng ký tài khoản, người dùng có thể thiết lập trước phần ký tự cho đường dẫn sau khi rút gọn.
Người dùng hoàn toàn yên tâm đến tình trạng đường dẫn giả mạo hay nguy hiểm nhờ chế độ xem trước của TinyURL.
Cách thực hiện: Truy cập vào trình duyệt web với địa chỉ: tinyurl.com, sau đó, nhập, paste đường dẫn cần rút gọn vào ô Enter a long URL to make tiny rồi nhấn Make TinyURL. Cuối cùng là chờ tiến trình hoàn tất. Như vậy là bạn đã sở hữu một đường shortlink đơn giản, nhẹ nhàng và đẹp mắt.

2.4. Bit.Do

Góp tên tuổi của mình vào bảng xếp hạng Top 10 website giúp rút gọn link nhanh như chớp, Bit.Do cũng là một công cụ rút gọn link được nhiều người sử dụng hiện nay. Bằng cách thức rút gọn trực tuyến, thao tác đơn giản, nhanh chóng, Bit.Do đã chiếm được cảm tình của người dùng. Đặc biệt Bit.Do còn hỗ trợ người dùng theo dõi lượt click và nguồn đến từ quốc gia nào cụ thể và có mã code và QR code.
Cách thực hiện: Tương tự như các website trên, bạn cũng truy cập vào trình duyệt web nhập trang chủ bit.do, sau đó nhập đường dẫn URL của bạn vào dòng link to shorten, tiếp đến click vào Shorten để lấy link rút gọn.
Kết thúc quá trình rút gọn link, bạn chỉ cần copy lại shortlink và chia sẻ cho bạn bè, người thân hoặc post lên các bài viết quảng cáo, giới thiệu sản phẩm,…

2.5. Shortest

Phù hợp với người dùng có nhu cầu kiếm tiền online, làm website, chạy quảng cáo, shortest là địa chỉ rút gọn link khá nổi tiếng trên thị trường hiện nay.
Tuy nhiên, website này có thu phí, do đó, nếu bạn không có các nhu cầu trên thì có thể sử dụng các gợi ý trên.
Một ưu điểm nổi bật của Shortest khiến các nhà làm web mê mẩn chính là địa chỉ này bỏ qua quảng cáo mà không cần phải xác nhận captcha. Do đó tỉ lệ click thành công rất cao. Đem đến những hiệu quả trong quá trình Ads,….

2.6. Tiny.cc

Một gợi ý nữa dành cho bạn trong công cuộc rút gọn đường link dài ngoằn ngoèo, chính là địa chỉ website Tiny.cc. Với chức năng chính là rút gọn link nhanh chóng, Tiny.cc đã chinh phục được người dùng ngay cả những vị khách khó tính nhất.
Hơn thế website này còn cung cấp công cụ Get QR và cả custom url nên những đường link chữ chi chít, dài dằng dặc nay còn lại ngắn gọn, rõ ràng. Đem đến sự thoải mái về thị giác cho người dùng.

2.7. is.gd

Thêm một website cho phép người dùng tùy chỉnh url rút gọn và get QR code dễ dàng chính là is.gd. Hơn thế nữa, is.gd cũng được đánh giá là dịch vụ có số ký tự thuộc diện ít nhất hiện nay.
Ưu điểm của is.gd chính là tiện lợi, gọn nhẹ và giao diện cực kỳ đơn giản nên quá trình rút gọn địa chỉ link sẽ nhanh chóng, tiện lợi và bảo mật hơn.

2.8. S.id

Đề cử thêm 1 địa chỉ đáng tin cậy với người dùng chính là S.id. Với web này dạng link rút gọn cực kỳ ngắn gọn dễ nhớ để truy cập. Thật thuận tiện cho mục đích rút gọn link của bạn.
Nếu không cần nhiều mục đích thương mại hay quảng cáo, thì bạn có thể sử dụng website này làm công cụ hỗ trợ rút gọn đường link hiệu quả đấy!

2.9. Beam.to

Không giống với các địa chỉ website rút gọn link trên, Beam.to cần phải kiểm tra, xác nhận tên địa chỉ sẽ được rút gọn trước rồi sau đó mới nhập link rút gọn.
Tuy nhiên thì website này khá dễ sử dụng, phù hợp với mọi đối tượng người dùng. Và bạn hoàn toàn có thể tin tưởng giao cho Beam.to rút gọn đường link phức tạp của mình.

2.10. NCANE

Để giữ bảo mật tuyệt đối cho các đường shortlink, người dùng có thể tham khảo địa chỉ website NCANE. Người dùng dễ dàng kéo thả trên thanh toolbar của trình duyệt để giúp việc rút gọn link nhanh chóng, tiện lợi hơn.
Ngày nay việc rút gọn đường link phức tạp, dài dòng không còn là việc quá khó. Tuy nhiên, bạn cũng nên lựa chọn những địa chỉ hỗ trợ rút gọn link uy tín và an toàn để bảo vệ website và máy tính của bạn một cách hiệu quả. Mong rằng qua bài viết Website bổ ích: Top 10 website giúp rút gọn link nhanh như chớp, bạn có dễ dàng sở hữu shortlink đẹp mắt, đơn giản và bảo mật.

Thủy Thủ chúc các bạn thành công.

Tài liệu tham khảo:
1.Ý nghĩa của việc short link bằng goo.gl và cách sử dụng 

2.Tổng hợp 10 website rút gọn link nhanh chóng và hiệu quả nhất

Flat Design – Thiết kế phẳng trong thiết kế website

Ngày nay rất nhiều các website lựa chọn xu hướng thiết kế phẳng- Flat Design cho giao diện của mình. Đây được coi là một trong những xu hướng vượt trội hơn so với phong cách thiết kế truyền thống trước kia. Thiết kế web phẳng đề cao tính tối giản nên chúng được ưa … Read moreFlat Design – Thiết kế phẳng trong thiết kế website

Website đẹp, thông minh hay hiệu quả?

Ngày nay, rất nhiều các doanh nghiệp dù năm lần bảy lượt chỉnh sửa thiết kế giao diện website nhưng vẫn không đạt được hiệu quả mong muốn. Doanh nghiệp cảm thấy website đủ đẹp và sống động để thu hút khách hàng nhưng lượng truy cập ngày một giảm. Bạn có biết nguyên nhân và cách khắc phục?

Thiết kế website đẹp hay hiệu quả? 

Không phải cứ bỏ tiền thiết kế một website đẹp, rực rỡ, nhiều tính năng là có thể thu về một website hiệu quả. Mà website phải được thiết kế hợp lý và logic, bài bản mới được coi là con đường chinh phục khách hàng tốt nhất. Để người đọc hiểu thêm về việc xây dựng website hiệu quả, bài viết hôm nay của Thủy Thủ sẽ chỉ ra những nguyên nhân và cách chủ website cần làm trước khi tiến hành thiết kế web.

1. Những nguyên nhân khiến website không hiệu quả?

  • Một trong những nguyên nhân đầu tiên mà hầu hết các chủ website đều gặp phải chính là không có những kiến thức chuyên môn nhất định và nguồn hiểu biết web còn nhiều hạn chế.
  • Xây dựng website theo sở thích của bản thân, chưa đặt khách hàng là người trải nghiệm website. Gom nhặt nhiều ý tưởng, màu sắc của website khác về tạo nên một giao diện hỗn độn, không hiệu quả.
  • Sử dụng quá nhiều công cụ test web không phù hợp, lạm dụng testing vào website khiến công việc xử lý và cải thiện ngày một khó khăn.
  • Lựa chọn đơn vị thiết kế thiếu chuyên nghiệp, không sẵn sàng góp ý hay xây dựng website theo chiều hướng tích cực dẫn đến website hoạt động không hiệu quả.
  • Thiếu kiên nhẫn khi vừa thiết kế website không đạt được mong muốn như kỳ vọng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng website của bạn gặp phải vấn đề. Để website đi vào hoạt động ổn định cần rất nhiều thời gian, nguồn lực đầu tư. Và website không thể đem lại ngay hiệu quả chỉ trong ngày 1 ngày 2.
  • Chưa xây dựng một đội ngũ quản trị website. Khiến việc quản lý và cập nhật website còn nhiều hạn chế. Không nhận lại được hiệu quả như yêu cầu đề ra.

2.Thiết kế website hiệu quả nên chuẩn bị những gì?

Nên chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành thiết kế website

Trước khi xây dựng một website cho doanh nghiệp, cá nhân bạn nên chuẩn bị một hành trang kỹ lưỡng để có thể thu hoạch một “vụ mùa” bội thu.

2.1 Hãy biết mình muốn gì?

Trước khi lên ý tưởng cho website hãy trả lời câu hỏi “Mình muốn gì ở website? Câu trả lời của bạn sẽ giúp các nhà thiết kế web dễ dàng chọn lựa giao diện, tính năng phù hợp với yêu cầu đề ra.

Để không mất quá nhiều thời gian chỉnh sửa, xây dựng website, bạn có thể áp dụng một số công thức sau:

  • Tham khảo các mẫu thiết kế đi trước, hoặc các bản demo do bên đơn vị thiết kế website giới thiệu. Việc tham khảo web mẫu rất quan trọng để có thể dễ dàng hình dung ra bản giao diện chính của website. Không cần lo lắng khi sao chép các thiết kế mẫu vì sẽ có sự khác biệt sau khi bạn đưa website đi vào hoạt động. Bạn có thể truy cập vào website: https://thuythu.vn/da-thiet-ke/ để tham khảo một số mẫu cho các ngành nghề thông dụng hiện nay.
  • Sau khi tham khảo các mẫu website, hãy cung cấp cho các nhà thiết kế website sơ đồ của web để thiết kế lên một giao diện logic, phù hợp và hiệu quả. Người dùng sẽ nhận biết được website của bạn có những mục nào, và vị trí của họ đang đứng khi truy cập vào website.
  • Sau khi thiết lập sitemaps, hãy yêu cầu nhà thiết kế hình ảnh hóa website (demo) lên bản PC và mobile để có thể dễ dàng hình tượng ra website của bạn trong tương lai.

2.2. Tìm đơn vị cung ứng 

Lựa chọn đơn vị cung ứng uy tín và chuyên nghiệp
  • Hãy tìm đơn vị code uy tín và chuyên nghiệp để hỗ trợ website của bạn khi gặp vấn đề phát sinh. 
  • Hãy lựa chọn ngôn ngữ thiết kế web hỗ trợ tốt cho cả người dùng và khách hàng. Như vậy bạn sẽ dễ dàng quản lý website của mình và khách hàng cũng dễ tìm kiếm các thông tin khi truy cập vào website của bạn. 
  • Cuối cùng là lựa chọn đơn vị cung ứng tên miền và hosting. Một số các đơn vị nổi tiếng mà bạn có thể cân nhắc: Godaddy, Google, Amazon hay VN như PA, Thủy Thủ, Mắt Bão… Nếu website không có quá nhiều dữ liệu hình ảnh, video, file để lưu trữ trên đó thì dung lượng 3 – 4Gb là đã đủ cho website của bạn. Một việc đáng lưu tâm khi lựa chọn đơn vị cung ứng tên miền, hosting chính là bandwidth (băng thông). Đây sẽ là yếu tố quyết định website được truy cập nhiều người cùng lúc nhanh hay chậm, có bị sập, bị đứng hay không. Một quan trọng khác chính là “chứng chỉ bảo mật SSL” hay nó là https trên thanh trình duyệt mà bạn hay thấy. SSL có nghĩa là mã hoá dữ liệu 2 đầu gồm người dùng và server dữ liệu trong quá trình tệp tin gửi đi không bị hacker đánh cắp. Để có thể cài được, hãy yêu cầu bên đơn vị cung cấp hosting kích hoạt, báo với coder kích hoạt giao thức https trên source là được.

2.3. Trả lời câu hỏi: Nên để gì lên website? 

Sau khi đã tìm được các đơn vị cung ứng, hãy lên ý tưởng cho những nội dung sẽ được đề cập trên website. Việc này vô cùng quan trọng và cần thiết vì bên bộ phận thiết kế sẽ không biết phải trình bày nội dung quan trọng nào trước hay sau, những nội dung nào được thể hiện quan trọng,… Chính vì thế, mà khi để gì lên website bạn nên lưu ý đến một số vấn đề như: 

  • Không nên nhồi nhét quá nhiều khối lượng hình ảnh và video lên website. Việc này khiến cho tốc độ tải trang của bạn sẽ lâu hơn, dẫn đến trải nghiệm người dùng không tốt. 
  • Hãy lựa chọn những content phù hợp, cách bố trí nội dung để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Lời khuyên dành cho bạn nên sử dụng các content ngắn, trọng tâm, đi đúng vào tâm lý của khách hàng để được kết quả tốt nhất. 
  • Hãy chú ý tới tỷ lệ chuyển đổi khi chốt đơn, khách hàng dễ dàng bị thu hút bởi các chương trình giảm giá…cho nên hãy thiết kế những banner đẹp và đủ nhẹ để hiển thị trên trang chính ngay khi khách hàng vào website.  
Cân nhắc những nội dung đề cập lên website

Tóm lại nội dung trên web phải là nội dung thu hút được thị hiếu khách hàng chứ không phải là cảm nhận của cá nhân, người bán. Nội dung càng ngắn gọn, súc tích, hình ảnh nhẹ, đẹp chính là phương thức nhanh nhất để khách hàng nhanh chóng tìm đến được sản phẩm họ quan tâm.

2.4. Lựa chọn SEO hay ADS cho website

Hai thuật ngữ này đã quá quen thuộc với tất cả các doanh nghiệp, hay cá nhân bán hàng, SEO là search engine optimization: hình thức này buộc các nhà quản trị web viết bài, đi backlink, rồi lấy link đó giới thiệu cho các cộng đồng, từ khoá đó được tìm kiếm nhiều và có chứa trong bài viết sẽ nhanh chóng được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao và sớm được lên top. 

Ngược lại đối với Ads chỉ cần trả một khoản chi phí là lên top hoặc hiển thị nếu như đó là Youtube, Banner, Facebook…

Nếu lựa chọn hình thức SEO thì hãy bố trí website của mình như sau:

  • Luôn chứa từ khóa bằng cách bôi đậm trong nội dung, tiêu đề để người dùng có thể dễ dàng tìm được các từ khóa thuộc lĩnh vực của bạn
  • Các đường link của bài viết và của website nên lựa chọn càng ngắn càng tốt, có chứa từ khoá, nhưng tuyệt đối phải thể hiện đường dẫn rõ ràng, điều này sẽ giúp cho khách hàng của bạn biết được sản phẩm họ đang xem nằm ở danh mục nào.

Còn nếu bạn lựa chọn hình thức Ads thường được sử dụng trong hình thức landing page hơn là website, vì tỷ lệ chuyển đổi cao, nên hãy tối giản nội dung, thể hiện bằng hình ảnh, câu chữ kết hợp thành 1 bố cục hài hoà, đẹp mắt để tăng tỷ lệ chuyển đổi, nhưng bạn cũng nên lưu ý đến một số vấn đề: 

  • Sau khi đăng ký/mua hàng phải popup hoặc 1 trang riêng mà ở đó link phải chuyển thành abc.com/tks.xml để thông báo cho khách đã thành công, thì mới có thể tracking và theo dõi đúng trong các chiến dịch chạy chuyển đổi của Google và Facebook.
  • Khi chạy Ads bạn hãy chú ý tới giao diện mobile, tốc độ load trang, thể hiện nội dung vừa đủ, font chữ thể hiện rõ ràng, không bị lỗi. Vì màn hình mobile khá nhỏ nên thiết kế popup xin thông tin, chat, gọi điện phải tinh tế, nhẹ nhàng và hợp lý với bố cục giao diện bản mobile

2.5. Phát triển website

  • Một website hiệu quả, thu hút người dùng không nằm ở giao diện hay đa chức năng mà dựa vào trải nghiệm của khách hàng với website. Bạn hãy thường xuyên update thông tin, cập nhật nội dung bổ ích phù hợp với khách hàng sẽ tạo được sức hút mới lạ cho website của mình. 
  • Lượng traffic không thể tăng ngay sau khi tiến hành hoạt động, do đó, để sở hữu một lượng traffic ổn định, bạn nên chia sẻ website  dưới nhiều nền tảng.
  • Hãy sử dụng Google Analytic để theo dõi lượt traffic và thống kê khách hàng của bạn trên website đến từ đâu, thời gian on page và các thiết bị truy cập. Từ đó đưa ra phương án cải thiện cho website tốt hơn. 

Trên đây Thủy Thủ vừa điểm qua một số nguyên nhân khiến website hoạt động không hiệu quả và cách chuẩn bị kỹ lưỡng cần có khi thực hiện thiết kế website. Mong rằng qua bài viết, bạn có thể tìm ra được cách thức chính để xây dựng website hiệu quả.

Thủy Thủ chúc các bạn thành công!

Bài viết tham khảo:

https://advertisingvietnam.com/xay-dung-website-mot-cach-thong-minh-thoi-tra-tien-cho-cai-dep-p17196

Hướng dẫn sử dụng Google Meet từ A-Z

Giúp bạn đọc hiểu thêm về Trong tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, làm sao để tổ chức một lớp học/ cuộc họp “online” lên đến hàng chục người nhưng vẫn đảm bảo tốc độ truyền tải thông tin tốt? 

Tất cả sẽ không còn là mối lo ngại khi Google đã có hệ thống học/họp trực tuyến Google Meet. Đảm bảo quá trình dạy học, tổ chức cuộc họp diễn ra thuận lợi và hiệu quả. 

H phần mềm ứng dụng này, Thủy Thủ với bài viết: Hướng dẫn sử dụng Google Meet từ A-Z sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích dành cho bạn đấy!

1. Tìm hiểu về Google Meet

1.1 Google Meet là gì? 

Google Meet là một hệ thống học/họp trực tuyến qua mạng trên nền Web được tích hợp trong bộ Google Workspace. Nó cho phép người dùng tổ chức hoặc tham gia các buổi học, họp trực tuyến qua mạng với số lượng lên đến 100 người.

Trong đại dịch COVID-19 năm 2020, việc sử dụng ứng dụng Google Meet đã tăng lên 30% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2020, với 100 triệu người dùng mỗi ngày truy cập Google Meet. (Theo Wikipedia).

Có thể thấy, Google Meet đã làm được những điều vượt ra khỏi sự mong đợi của các kỹ thuật viên, trở thành một trong những ứng dụng phần mềm học trực tuyến miễn phí được yêu thích trên toàn thế giới.

1.2 Một số các tính năng chính của Google Meet

Google Meet sở hữu các tính năng nổi bật, trở thành công cụ xây dựng tiết học/cuộc họp trực tuyến được sử dụng phổ biến hiện nay. Một số tính năng chính phải kể đến là:

  • Cuộc gọi âm thanh và video hai chiều và đa chiều với độ phân giải lên đến 720p
  • Một cuộc trò chuyện kèm theo
  • Mã hóa cuộc gọi giữa tất cả người dùng
  • Bộ lọc tạp âm
  • Chế độ ánh sáng nhỏ cho video
  • Tích hợp với Google Calendar và Google Contacts cho các cuộc gọi họp bằng một cú nhấp chuột
  • Chia sẻ màn hình để trình bày tài liệu, bảng tính, bản trình bày hoặc (nếu sử dụng trình duyệt) các tab trình duyệt khác
  • Máy chủ có thể từ chối mục nhập và xóa người dùng trong khi gọi.

1.3 Những lưu ý cần biết khi sử dụng Google Meet

Google Meet sở hữu một giao diện thân thiện với người dùng bởi những thiết kế đơn giản, tinh tế. Tuy nhiên, để sử dụng ứng dụng một cách hiệu quả nhất, người dùng nên lưu ý đến một số các vấn đề sau:

  • Ứng dụng cho phép người dùng thuộc các miền: *.CTU.EDU.VN đều có quyền khởi tạo và chủ trì một cuộc họp hay một buổi học trực tuyến.
  • Số người tham gia học/họp trực tuyến tối đa lên đến: 100 người/ cuộc họp
  • Google Meet hoạt động hầu hết trên các thiết bị điện tử. Đối với máy tính thì Google Meet hoạt động tốt nhất trên trình duyệt web Google Chrome
  • Hỗ trợ điện thoại thông minh trên nền IOS và Android (Thông qua ứng dụng trên mobile Google Meet)

1.4 Những lưu ý khi dùng Google Meet để học/họp trực tuyến:

Để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình học/họp trực tuyến, người tham gia hoặc người chủ trì nên lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Cuộc họp xuất hiện hiện tượng vọng âm do 2 hay nhiều thành viên cùng ở trong một không gian để tham gia cuộc họp. Do đó, để có được kết quả tốt nhất, người tham gia nên ở các vị trí cách xa nhau hoặc cùng tham gia chung vào 1 thiết bị.
  • Tất cả người tham gia cuộc họp đều bật mic sẽ gây ra tiếng ồn và nhiễu loạn âm thanh. Do đó, trong quá trình học/họp trực tuyến nếu một thành viên phát biểu thì các thành viên khác nên tắt micro của mình để hạn chế gây tiếng ồn.
  • Yếu tố quyết định đến chất lượng cuộc họp chính là băng thông. Do đó, người tham gia cuộc họp nên lưu ý vấn đề sử dụng mạng cho các mục đích khác ngoài cuộc họp.
  • Số lượng người tham gia lớn và tất cả đều bật camera có thể khiến đường truyền cuộc họp chậm, lag. Vì vậy, người dùng có thể tắt camera khi không cần thiết.

2. Hướng dẫn sử dụng Google Meet từ A-Z

2.1 Cách chia sẻ màn hình trong Google Meet

Sau đây, Thủy Thủ sẽ hướng dẫn bạn cách chia sẻ màn hình khi sử dụng Google Meet đơn giản và nhanh chóng.

Bước 1: Truy cập cuộc họp trong Google Meet, nhấn vào biểu tượng bắt đầu trình bày như bên dưới:

Hướng dẫn chia sẻ màn hình trong Google Meet 1

Bước 2: Sau đó chọn tùy chọn phù hợp với mục đích cuộc họp. (Thủy Thủ lấy ví dụ chia sẻ một thẻ)

Bước 3: Chọn tab cần chia sẻ và bấm chọn “Share”

Hướng dẫn chia sẻ màn hình trong Google Meet 2
Hướng dẫn chia sẻ màn hình trong Google Meet 3

2.2. Cách đặt lịch tạo lớp học, họp online trên Google Meet

Tiếp theo, Thủy Thủ sẽ hướng dẫn bạn cách tạo lịch lớp học, họp online trên Google Meet đơn giản chỉ với 4 bước.

Bước 1: Mở Google Meet trên máy tính, chọn Cuộc họp mới.

Hướng dẫn tạo cuộc họp theo lịch trên Google Meet 1

Bước 2: Chọn Lịch biểu trong Lịch Google.

Hướng dẫn tạo cuộc họp theo lịch trên Google Meet 2

Bước 3: Đặt lịch tạo lớp học, họp online trên Google Meet > Nhấn Lưu.

Ở phần này, người chủ trì cuộc họp có thể điền tên cuộc họp, thời gian tham dự, địa chỉ, thông báo, màu sắc giao diện.

Sau khi điền xong các yêu cầu trên, chủ trì sẽ thêm các email là thành viên được mời tham dự cuộc họp.

Hướng dẫn tạo cuộc họp theo lịch trên Google Meet 3

Bước 4: Nhấn gửi

Vậy là đã hoàn thành xong một lịch học/họp cho tất cả các thành viên trong tương lai gần.

2.3 Cách tham gia phòng học, họp online trên Google Meet

Nếu bạn là người tham gia cuộc họp/lớp học trên Google Meet, thì sau đây Thủy Thủ sẽ hướng dẫn bạn cách tham gia vào Google Meet trên máy tính.

(Trường hợp bạn sử dụng các thiết bị di động, bạn nên tải ứng dụng Google Meet về máy, đăng nhập gmail và thực hiện các bước tương tự dưới đây)

Bước 1: Đăng nhập Gmail trên máy tính, nhấn vào biểu tượng dấu chấm ở góc trên bên phải > Chọn Meet

Hướng dẫn tham gia cuộc họp trên Google Meet 1

Bước 2: Dán đường dẫn URL hoặc nhập mã lớp học, họp online vào khung Nhập một mã hoặc đường link > Nhấn Tham gia.

Hướng dẫn tham gia cuộc họp trên Google Meet 2

Bước 3: Kiểm tra micro và camera của bạn trước khi tham gia vào lớp học, họp online > Nhấn Tham gia ngay (Hoặc nhấn Yêu cầu tham gia).

Hướng dẫn tham gia cuộc họp trên Google Meet 3

Bước 4: Để thoát phòng học, họp online, bạn nhấn vào biểu tượng điện thoại nằm bên cạnh biểu tượng micro và camera.

Hướng dẫn tham gia cuộc họp trên Google Meet 4

Như vậy là Thủy Thủ vừa mới hướng dẫn bạn chi tiết cách tạo cuộc họp, chia sẻ màn hình trong cuộc họp, tham gia cuộc họp một cách đơn giản. Mong rằng những bí kíp sử dụng Google Meet từ A-Z của nhà Thủy Thủ sẽ giúp các bạn có một buổi học hay cuộc họp thành công tốt đẹp.

Đón xem nhiều bài viết về phần mềm công nghệ, truy cập ngay: https://thuythu.vn/blog/phan-mem/

Bài viết tham khảo:

  1. https://www.thegioididong.com/game-app/huong-dan-su-dung-google-meet-de-hoc-hop-truc-tuyen-tu-a-den-1350594
  2. https://vi.wikipedia.org/wiki/Google_Meet